Lý thuyết chủ nghĩa Stalin Chủ_nghĩa_Stalin

Ban đầu từ ngữ chủ nghĩa Stalin được dùng trong thập niên 1920 tại Liên Xô để chỉ quan điểm của đa số mà được lãnh đạo bởi Josef Stalin trong đảng CSLX trong cuộc đấu tranh về sự thừa kế về chính trị lẫn lý thuyết của Lenin – chủ yếu là đương đầu với chủ nghĩa Trotsky. Hồi đó, Stalin còn châm biếm là chủ nghĩa Stalin là sự bảo vệ mạnh mẽ cho chủ nghĩa Lenin. Nên nhớ là từ Chủ nghĩa Marx-Lenin là cũng từ Stalin mà ra.

Khoảng chừng lúc Stalin có sinh nhật thứ 55, ông có một bài viết trên báo Pravda (sự thật) của Karl Radek cho là những sáng kiến và chính sách của Stalin là những thành quả riêng biệt, và từ đó từ chủ nghĩa Marx-Lenin-Stalin được dùng. Năm 1946 có cả một bộ sách 16 cuốn in những tư tưởng của Stalin được viện Marx-Engels-Lenin cho xuất bản.[7]

Những điểm chính của lý thuyết Stalin là sự phát triển của xã hội chủ nghĩa trong một nước và sự gia tăng đấu tranh giai cấp trong sự phát triển đó. Sự gia tăng đấu tranh giai cấp, nhu cầu bảo vệ đất nước và cách mạng được dùng để bào chữa cho những vụ trấn áp của Stalin. Quan điểm của ông, mà hồi đó không được phép đặt lên nghi vấn, ngày nay được cho là một cảm nhận máy móc những tư tưởng của Marx, Engels và Lenin. Nó được dùng chỉ với mục đích biện minh cho việc tấn công những người bị cho là phản bội lại lý thuyết trong sáng.

Tuy nhiên, đến thập niên 1970 đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn còn bị lôi cuốn bởi Stalin. Theo Mao Trạch Đông giải thích, 70% tư tưởng và thực hành của Stalin – nhất là trong Chiến tranh thế giới thứ hai – là vẫn có giá trị tốt, còn 30% thì không còn hợp thời hoặc có hại. Đối đầu với chủ nghĩa xét lại của Liên Xô, tại Trung Quốc xuất hiện các áp phích mà Mao Trạch Đông là nhân vật thứ năm.